BƯỚM TO KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE

"BƯỚM TO KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE" — Đã có ban soạn thảo 34 người

Phản xạ chậm chạp, chịu sức gió va đập lớn,
lực cản sẽ gây tức bụng, có thể ngừng tim đột ngột...

Đó là khẳng định của ông Phạm T. L., Cục phó Cục YT GTVT.

Phóng viên: Thưa ông, dư luận đang bị băn khoăn ghê lắm trước những ý kiến trái chiều của đại diện Bộ Y tế và Bộ GTVT về dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe...

Ông L.: Còn băn khoăn cái quái gì nữa?! Năm 2008, Bộ Y tế ban hành quy định "BƯỚM TO KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE" thì ngay lập tức đã có quá là nhiều dư luận trái chiều. Rồi Bộ Tư pháp cho rằng văn bản pháp quy đó ban hành chưa phù hợp, nên phải dừng lại.

Nhưng giờ thì đã có Quyết định số 1573 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, gồm 34 người, và chính tôi đây cũng là một trong những người đó.

Như vậy, quan điểm của Bộ GTVT cũng là phải đạt tiêu chuẩn về vòng Bướm, chiều cao, cân nặng thì mới được lái xe?

Giờ thì không thể nói dự thảo của Bộ GTVT, mà là của ban soạn thảo liên bộ rồi.

Vậy cơ sở nào để đề xuất Bướm to không được lái xe, thưa ông?

Khi thảo luận thì các nhà khoa học cũng đắn đo ghê lắm, nhưng chúng ta vẫn bắt buộc phải có tiêu chuẩn chứ không thể để những bạn "Bướm to" muốn đi xe nào cũng được. Ví dụ bạn có "Bướm to" mà cơ thể lại nhỏ bé, thì ngay chuyện dắt xe lớn như xe SH thôi cũng đã khó rồi, chứ nói gì đến việc vận hành. Hay như trong quá trình lưu thông, nếu Bướm bạn quá to thì lực cản sẽ gây tức bụng, có thể ngừng tim đột ngột...

Qua thực tiễn gần đây, các chuyên gia nhận thấy những bạn có Bướm to dễ gặp phải tai nạn thảm khốc hơn những bạn có Bướm bình thường. Điều này xuất phát từ những lý do sau: thứ nhất, nếu bạn có Bướm to thì phản xạ sẽ chậm chạp hơn những bạn có Bướm bình thường; thứ hai, khi bạn có Bướm to thì bạn sẽ chịu áp lực của ngoại cảnh mạnh hơn, ví dụ Bướm to thì chịu sức gió va đập lớn hơn...

Nhưng hiện nay vòng Bướm hoàn toàn có thể thay đổi bằng các thủ thuật thẩm mỹ, làm sao mà phân biệt được?

Ý kiến đó là lầm lẫn! Khi đo Bướm, người ta căn cứ vào chỉ số PE, tức là sẽ đo vòng Bướm bình thường, khi thót vào, khi dạng ra, rồi lấy chỉ số trung bình. Trong quá trình đó, nếu ba chỉ số vênh nhau thì Bướm có độ giãn nở tốt. Còn loại Bướm "bơm" thì độ giãn nở cách nhau có một ít thôi, như thế là khả năng tiếp xúc với không khí kém, có vấn đề về nạp xả.

Khi đưa ra quy định, chúng tôi dựa vào nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và tiêu chuẩn của người Việt Nam về Bướm (Bướm - Thật là tuyệt vời!, Trăn trở phát triển Viện Bướm, Máy phát điện chạy bằng Bướm,..). Sau khi soạn thảo xong quy định thì phải có ý kiến phản biện của Viện Chiến lược Bộ Y tế rồi mới chỉnh sửa tiếp cho phù hợp. Cũng nhấn mạnh thêm là chúng ta đừng dùng từ "Bướm to" mà nên dùng từ "Vòng Bướm", "Thể lực Bướm",.. chứ dùng "Bướm to" là dễ gây ngộ nhận.

Xin cảm ơn ông.

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...