BOT Cai Lậy – Thủ đoạn sau những góc khuất


Minh Tuấn Hoàng

BOT CAI LẬY - THỦ ĐOẠN SAU NHỮNG GÓC KHUẤT

Sau hơn 3 tháng dừng hoạt động do người dân, tài xế phản đối việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) thì ngày 30/11/2017 đã chính thức thu phí trở lại. Mặc dù một lực lượng hùng hậu Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tư và Cảnh sát giao thông đã được huy động để nhằm giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông nhưng ngay trong ngày, trạm thu phí đã lại rơi vào tình trạng “hỗn loạn”, kẹt xe dẫn tới phải xả trạm nhiều lần. Hình ảnh tràn ngập trên mạng xã hội cảnh Cảnh sát cơ động trấn áp bắt anh tài xế Trịnh Hồng Phương khiến dư luận phẫn nộ.

Ai đã gây ra thảm cảnh đau lòng này? Ai đã tạo ra sự bất công này? Đó là cả một nhóm quan chức có quyền lực, chủ đầu tư, nhà thầu, ngân hàng, … mà mgười đời gọi là nhóm lợi ích. Chính chúng mới khiến những tài xế vì miếng cơm mamh áo phải thực hiện sự bất tuân dân sự. Còn chúng vẫn ung dung ngồi trong bóng tối, một tay thu tiền, một tay đẩy những người làm công ăn lương cho trạm thu phí và những người có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự (công an, cảnh sát cơ động, … ) ra để “đối đầu” với người dân làm lá chắn cho chúng. Khiến lực lượng công an đang mang tiếng xấu là bảo vệ BOT Cai Lậy mà không bảo vệ người dân.

Vì vậy BOT dù vẫn nằm sai vị trí mà vẫn được thu phí, rồi chuyện ông giám đốc cỏn con Nguyễn Phú Hiệp dám hống hách thách thức pháp luật và người dân khi cấm báo chí tác nghiệp, thậm chí còn yêu cầu lái xe phải hợp tác với công an khi trả tiền thu phí (một giao dịch dân sự ) quá lâu từ 10-30s, rồi đến ngay cả một nhân viên BOT Cai Lậy cũng có quyền tạm giữ chứng minh nhân dân của tài xế chỉ vì họ thiếu 20.000 đ. Kiểu này thì xã hội loạn.
Hãy đi ngược lại dòng thời gian để hiểu rõ vấn đề.

1. Cha đẻ của BOT Cai Lậy.

Người ký cho xây dựng BOT Cai Lậy là ông Nguyễn Văn Thể đương kim Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ban đầu, vào ngày 19/9/2013, ông Nguyễn Văn Thể, khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT ký quyết định số 2852/QĐ-BGTVT, công bố danh mục dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.
 
Sau đó vào ngày 20.9.2013, Bộ GTVT có công văn số 9947/BGTVT-ĐTCT gửi đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, xin chủ trương thực hiện dự án này. Rồi ngày 11-11-2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có chủ trương đồng ý đầu tư tuyến tránh qua huyện Cai Lậy theo hình thức hợp đồng BOT.

Thế nhưng đến ngày 19-12-2013, lại chính Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký quyết định số 4173/QĐ-BGTVT phê duyệt dự án thì sửa lại thành: Dự án "đầu tư xây dựng tuyến tránh qua Quốc lộ 1" và thêm cụm từ "Tăng cường mặt đường đoạn Km1987+500 - KM 2014+000" mặc dù hoàn toàn chưa có sự đồng ý của Chính Phủ. Bởi vì, việc tu sửa nâng cấp Quốc lộ huyết mạch, là trách nhiệm của Chính phủ. Trách nhiệm này được giao lại cho Bộ Giao thông Vận tải và bộ này sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ thực hiện phần việc trên.

Như vậy khoản tiền sử dụng nâng cấp, duy tu, sửa chữa Quốc lộ 1 đã lấy sai nguồn. Chẳng lẽ Bộ Giao thông vận tải thiếu tiền trong Quỹ bảo trì đường bộ sao (năm 2016 là hơn 10.000 tỷ đồng) mà phải để chủ đầu tư bỏ ra 300 tỉ đồng làm dự án khiến khổ người dân, làm loạn đời sống xã hội như vậy? Không. Việc trải nhựa 26,5 km thực chỉ để 'hợp thức hoá' trạm thu phí BOT Cai Lậy mà thôi. Đây là căn nguyên của sự sai trái.

2. Chính thức có đề xuất di dời trạm BOT.

Chẳng cần biết giá vé cao hay thấp, chỉ riêng việc cho chủ đầu tư tuyến đường tránh Cai Lậy đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1, hứng tất cả các phương tiện tham gia giao thông và đè ra thu phí cả những phương tiện không đi đường tránh, là sai, là móc túi người dân. Nếu trạm thu phí BOT Cai Lậy án ngữ trên Quốc lộ 1 không được rời đi thì cơn giận dữ của số đông người dân có hiểu biết sẽ vẫn còn đó. Và giới tài xế sẽ còn tiếp tục phản đối.

Dưới áp lực của xã hội, Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang đã có công văn trực tiếp đến Tổng cục đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Phú Hiệp cho biết. Theo đó, chủ đầu tư tự nguyện di dời toàn bộ Trạm thu phí BOT Cai Lậy hiện đang đặt tại Quốc lộ 1A vào vị trí mới thuộc tuyến Đường tránh TX Cai Lậy. Đây cũng chính là vị trí ban đầu đặt trạm thu phí khi xây dựng dự án đường tránh TX Cai Lậy.

Nhưng (lại nhưng) trong công văn gửi Tổng cục đường bộ, Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang cũng đề nghị Tổng cục cấm tất cả các phương tiện xe khách, xe tải, công-ten-nơ và các ôtô cá nhân trên 9 chỗ ngồi đi vào tuyến QL1A ngang qua thị xã Cai Lậy. Yêu cầu này nhằm đảm bảo mục đích an toàn giao thông cho người dân tại TX Cai Lậy cũng như đảm bảo hài hòa lợi ích cho nhà đầu tư.

Việc đề nghị cấm này có hợp tình, hợp lý, có xâm phạm quyền và lợi ích của người dân không khi những người dân tại TX Cai Lậy có nhu cầu sử dụng ôtô trên 9 chỗ ngồi hoặc cần vận chuyển hàng hóa phải dùng xe tải lớn thì hạ hồi xin phân giải.

Chỉ biết chắc chắn một điều là: Nhân dân biết hết tất cả và sẽ hành động sáng suốt.
 
 



 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...