Giáo dục: Đẽo cày giữa đường, nấm sau mưa...

Tôi chưa từng biết bạn này. Cái thư này nếu gửi bằng file đính kèm chưa chắc tôi đã mở, vì người lạ nghi virus, nhưng bạn ấy gõ trực tiếp trên box nên tôi yên tâm. Đọc và thấy một tình yêu với nghề và vì thế những "quan ngại sâu sắc" bạn ấy nêu lên ở đây là đáng ghi nhận. Tôi có nhắn lại là thư viết riêng nhưng có thể đưa lên blog nhé, sẽ không đưa tên tác giả, bạn này bảo: " Dạ. Tùy bác. Cháu không sắp xếp được từ hay như bác nhưng nỗi buồn thì bằng bác về chuyện GD nước nhà."

"Cháu dạo vừa rồi bận quá không có thời gian ghé thăm nhà bác. Vừa làm công tác thi về bác ạ. Không biết diễn tả thế nào. GD ta ngẫm mà vui buồn lẫn lộn. Một mình nhà cháu cũng không biết phải làm gì. Thôi thì nhà cháu kể cho bác một câu chuyện (cháu không biết xếp nó vào thể loại gì) và không dám đính kèm tệp số liệu để minh chứng đâu.
Cách đây độ mấy năm có một người vừa được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng một trường THPT khá danh tiếng. Danh tiếng vì tỷ lệ HSG, vì tỷ lệ đậu vào ĐH, vì mấy năm liền có HS thủ khoa, á khoa ĐH Y Hà Nội, Dược Hà Nội. Với nhiệt huyết tuổi trẻ người đó quyết tâm rất nhiều thứ... và kỳ Khảo sát cuối học kỳ 1 năm đó do quyết tâm "Hai không" của Bộ GD nên tỷ lệ HS dưới TB là 35%. Người đó nộp nguyên kết quả đó lên cấp trên... Hu hu hai ngày sau thì được mời gặp riêng...
Lại còn một chuyện khác nữa, hiện nay dân số ở nông thôn quê nhà cháu giảm trầm trọng. Những người trong độ tuổi sinh đẻ đều ly hương đến các khu công nghiệp của các thành phố lớn làm ăn sinh sống. Hệ lụy kéo theo là học sinh giảm, quy mô trường lớp giảm. Đến mùa tuyển sinh là phải họp bàn để chia sẻ học sinh cho các trường Dân lâp, TTBDTX... Đầu vào ít hơn số lượng cần tuyển. Bác nghĩ xem chất lượng không thấp mới lạ.
Thế rồi 3 năm học ít, chơi nhiều các cháu cũng đến ngày thi tốt nghiệp. Lại kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nữa... Thầy cô đâu có muốn vậy. Các cháu đâu có muốn vậy. Bố mẹ các cháu đâu có muốn vậy.

Thêm vào đó Đại Học mọc ra như nấm sau mưa. Bác có biết cái khoa Toán của ĐHSP Vinh quê cháu những năm gần đây mấy điểm thì trúng tuyển không? Hu hu vậy mà ra trường toàn Thạc sỹ. Thầy không giỏi lấy đâu ra trò giỏi.

“Phải coi dạy học như làm dịch vụ”

Tháng 10/2011, trong một cuộc họp sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 269/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học, Phó thủ trướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục phát ngôn một triết lý mới: “Phải coi dạy học như làm dịch vụ”. Cho đến thời điểm xuất hiện phát ngôn ấy, ông Nhân đã phụ trách ngành giáo dục Việt Nam được đúng 5 năm — ứng với khoảng thời gian để tổng kết những kết quả đạt được của các kế hoạch phát triển trung hạn ở đất nước này.
Vậy kết quả đạt được ở bậc đại học trong giai đoạn từ giữa năm 2006, khi Nguyễn Thiện Nhân chính thức chấp nhiệm chức vụ Bộ trưởng giáo dục, cho đến nay là gì?


Nguyễn Thiện Nhân - Tội nhân thiên cổ của nền giáo dục Việt Nam

Theo thống kê của ngành giáo dục, trong hai năm 2006-2007 có 39 trường được thành lập, bình quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ 2008 đến 2011, có 45 trường được thành lập, bình quân mỗi năm là 11. Và trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2011, có 84 trường mới thành lập, nâng cấp 51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%). Hiện nay, Việt Nam có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.

Rất có thể, kết quả của triết lý “Phải coi dạy học như làm dịch vụ” của Phó thủ trướng Nguyễn Thiện Nhân đang là con số trên 160 trường đại học hiện diện tại hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, trừ tỉnh Đăk Nông do mới tách ra chưa đủ lâu nên chưa có được trường đại học của mình.
“Dịch vụ đại học” không phải là cụm từ được chính thức xác nhận trong các văn bản của ngành giáo dục, nhưng lại đương nhiên được thừa nhận bởi lời bàn tán đầy mỉa mai của những người muốn mở trường. Trong hai năm 2006-2007, khi có đến 40 trường đại học ồ ạt ra đời, “dịch vụ đại học” cũng được “nâng lên tầm cao mới” với sự khởi đầu cho mọi khởi đầu: Chi phí!
Rất nhiều người trong ngành giáo dục, giới chuyên môn và giới báo chí đều biết rõ chi phí “chui” để mở trường đại học là không hề nhỏ. Vào những năm 2006-2007, chi phí “trọn gói” để xin giấy phép thành lập trường đại học đã vào khoảng 1-2 tỷ đồng, tùy vào khu vực mở trường và số lượng ngành học của trường. Vị trí của trường càng đắc địa, số lượng ngành học càng nhiều thì chi phí càng lớn.
Bản chất không thay đổi, nhưng hình thái luôn biến dạng theo thời gian. Vài năm gần đây, khoản chi phí mở trường đại học đội lên đến 3-5 tỷ đồng. Vì sao lại có “nghịch lý” ấy? Có lẽ đơn giản nhất là nên thuyết minh theo giá vàng: từ năm 2006 đến năm 2011, giá vàng tại Việt Nam đã tăng gấp 3,5 lần.

Trong ngành nhà cháu cũng có rất nhiều người tâm huyết. Họ cần mẫn với học sinh không kêu ca, không đòi hỏi; họ tâm niệm là học sinh sẽ vinh danh họ.
Cái Bộ học nhà cháu toàn "Đẽo cày giữa đường" nên cơ man nào dự án, thí điểm, liên kết. HS trở thành một mớ chuột bạch, tha hồ vật, vạch, kiểm... Cháu nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có làm thơ "Đẽo cày theo ý người ta;/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì"...
Thôi cháu không lan man làm phiền bác nữa. Chỉ vì cháu thấy Bác nhìn mọi việc độ lượng, chừng mực nên đã làm phiền bác. Cảm ơn bác đã lắng nghe. Chúc Bác khỏe!"

(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng) — Blockquote: BBC

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...