ĐH Bách khoa Hà Nội định đoạt tuổi chết cho giảng viên già

Ngày 29/6/2012, trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi công văn số 2038 tới các viện quản ngành khi xét hồ sơ NCS của thí sinh, trong đó lưu ý:

Ưu tiên cán bộ đang chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học nhận hướng dẫn NCS; Người hướng dẫn là 1 cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS, TSKH, không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS, PGS.

Ngày 6/9/2012, trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi thêm công văn số 2527, nêu rõ:

1. Nếu NCS chỉ có 1 người hướng dẫn hiện tại không là cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì phải bổ sung thêm 1 người hướng dẫn mới là cán bộ đương chức của trường.
2. Nếu NCS có 2 người hướng dẫn nhưng cả hai hiện tại không là cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì phải bổ sung thêm 1 người mới là cán bộ đương chức của trường, thay thế một trong 2 người hướng dẫn cũ.

Các văn bản ra năm 2012 nhưng dùng để chỉ đạo, hướng dẫn NCS khóa 2010 và 2011.

Ngày 30/10/2012, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Hùng Sơn, Giảng viên cao cấp khoa Toán Tin Ứng dụng — trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đưa những vấn đề trên lên báo. Trao đổi với phóng viên, Giáo sư Sơn chia sẻ:

"Chúng tôi không thể làm ngơ vì tình thương và trách nhiệm. Như vậy, vô hình chung tạo ra sự giả dối rất thâm hiểm, không thể chấp nhận được, đặc biệt trong ngành giáo dục. Anh không làm nhưng lại nhận thành tích. Người thực làm lại bị gạt sang một bên."

Ngày 31/10/2012, lãnh đạo trường ĐH Bách khoa HN cùng Viện Đào tạo sau ĐH tổ chức họp báo, cuộc họp không có sự tham gia của GS Lê Hùng Sơn.

Ca sĩ Hồng Nhung bị tung ảnh cởi truồng lên mạng, cũng tổ chức họp báo; Thùy Linh (Vàng Anh) bị tung video cởi truồng lên mạng, đài truyền hình viet-nam còn phát sóng cả một chương trình "trả lại tên cho em" cho cả nước thưởng thức; — họp báo kiểu Bách khoa Hà nội này, chẳng cần tham dự, cũng biết chả có nội dung gì, ngoài việc ngụy biện vòng vo.

Phải ngụy biện thôi, vì văn bản bằng giấy trắng mực đen, nội dung rành rành, ngu xuẩn cùng cực đến như thế, thì làm sao mà chân biện được?

Cho nên nội dung họp báo, đại để cũng chẳng đáng để đi vào chi tiết, vì ngoài chuyện lươn lẹo lập lờ giữa các chức năng chuyên môn và hành chính này nọ... thì họ còn biết nói cái quái gì? Nội dung chính nhất ở đây: "Em nhận là em quá mất dạy." — thì họ không dám nói rồi.

Nên chỉ điểm lại một tình tiết bi hài đập ngay vào mắt, — giải thích nội dung chỉ đạo về độ tuổi của người hướng dẫn Nghiên cứu sinh, lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội giải thích:

"3 năm là khoảng thời gian bình thường để NCS hoàn thành công việc. Nếu có hơn kém một chút thầy cô vẫn giúp được. Tính toán của trường nhằm đảm bảo NCS không bị bơ vơ vì vấn đề sức khỏe của thầy.

Tức là, theo tính toán và chỉ đạo chi tiết bằng văn bản của lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thì:

— Độ tuổi chết, hoặc ốm nặng đến mất khả năng làm việc, của những người có học vị Tiến Sĩ, Tiến Sĩ Khoa Học ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội, là 57 + 3 = 60 ("có hơn kém một chút").
— Độ tuổi chết, hoặc ốm nặng đến mất khả năng làm việc, của những người có học hàm Giáo Sư, Phó Giáo Sư ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội, là 62 + 3 = 65 (cũng "có hơn kém một chút")

Theo tính toán và chỉ đạo của lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thì Tiến Sĩ và Tiến Sĩ Khoa Học ở trường này sẽ chết trước, Giáo Sư và Phó Giáo Sư ở đây sẽ chết sau; tất nhiên, đã là lãnh đạo trường Đại học cỡ Bách khoa Hà Nội, thì việc họ lựa chọn tuổi chết khác nhau cho các loại đối tượng có học hàm học vị khác nhau, hẳn là cũng phải có những sở cứ khoa học, và hy vọng là đáng thuyết phục.

Tuy nhiên, có một người quen của tôi ở trên mạng, vẫn vừa mới hốt hoảng hỏi tôi:

"Anh là Giáo Sư, Tiến Sĩ, — Bách Khoa. Anh sẽ chết lúc nào?"

Không biết nên trả lời như thế nào, tôi bèn gửi cho anh một bài hát của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong bài này có đoạn:

"Một ngày mùa đông,
Trên con đường mòn,
Một chiếc xe tang,
Trái mìn nổ chậm,
Người chết hai lần,
Thịt xương nát tan."

Con vật man rợ này, sao lại làm được tới Hiệu trưởng Bách khoa?

Con Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...