Lập Trình Viên II (14)

Thế là "bạn Mê-chi-a" hớn hở bập vào luôn:


— Đấy là...


Nhưng nó ngừng lời, chợt như nhớ ra chuyện gì, mắt nó sáng lên, nó giơ ngón trỏ tay phải, rồi chăm chú vào những ngón tay trái đang bắt đầu sờ soạng trên mặt cần đàn, nó quệt khẽ một hợp âm, hắng giọng nhỏ mấy cái, mặt mũi vừa tương đối mất tự nhiên, lại vừa chăm chú và nghiêm túc, — thậm chí nghiêm trang; — rồi tay phải nó vung lên quạt xuống, và nó cất giọng, bị lạc mất nửa câu đầu, rồi cũng bắt được đúng cao độ của đàn:


Mình ấm áp hơn nhiều ở sau cửa kính, nhưng ở trong băng giá độc ác

Mình bước vào những cánh cửa này, dường như vào...


Nó lại ngừng lời, nhăn trán, nhìn chằm chặp lên những ngón tay trái vẫn nằm im lìm trong một thế bấm hợp âm...


Tôi chưa hát bài này lần nào, nhưng bài như bài này thì có thể nghe thấy ở khắp mọi nơi, nên tôi — nhìn theo tay nó trên đàn — nhắc nó:


— Son trưởng, rồi đô trưởng.


Nhưng vầng trán vất vả của nó vừa giãn ra, thì tôi cười cười, phải bảo nó ngay:


— Mà hát tông này thì câu sau có lên được không?


Nó chun mũi, nhăn mặt, mặt hình như đỏ nữa, nhưng gật lia lịa; tôi ang áng theo giọng của mình, lại chỉ điểm cho nó:


— Đừng đánh la thứ, đánh xuống pha thăng thứ xem.


Thấy nó tần ngần, đoán là nó chưa nhớ — hoặc chưa biết — hết hợp âm và tên hợp âm, tôi bày:


— Đừng bấm la thứ dây buông, bấm chặn dây ấy, rồi cứ tụt xuống ba phím.


Nhưng nó còn tần ngần hơn, hai mép hơi trễ xuống, khẽ nhún vai... tôi đang nghĩ cách giải thích tiếp cho nó, thì Cla-ra đã chạy đến, níu lấy bên tay phải tôi, rồi ủi ủi tôi về phía Mê-chi-a, bảo:


— Đánh thử đi, Đim-mớt-trờ-ka!


Đúng lúc ấy thằng Phê-đi-a văng tục:


— Mẹ nó, cửa nhà quang đãng, tự nhiên lại có bãi phân!


Cái ống nhòm đang ở trong tay nó.


Thằng Mê-chi-a vội vàng đặt cái đàn ghi-ta mậu dịch gác lên cái ba-lô trên sàn, nhào ngay qua bên ấy.


Tôi thở dài, biết là "Ngày Tri Thức" mồng một tháng Chín năm nay ở đây, một lần nữa, sẽ lại bắt đầu mà không "có mặt" tôi. Tôi ngồi xuống cạnh chỗ thằng Mê-chi-a vừa ngồi, Cla-ra đã vớ lấy cái đàn, nhưng tôi lắc đầu, chỉ chỉ tay: thằng Mê-chi-a đang đứng mở he hé cả hai lớp cửa kính bên kia — cái cửa sổ "tò vò" bên phải thằng Phê-đi-a — ra, để âm thanh lọt vào.


Chào các bạn!

Các cậu bé và các cô bé!

Chào mừng các bạn với tất cả tấm lòng,

Các bạn nhỏ thân mến!

Và những người lớn, chào mừng những người lớn nữa!

Chúng ta còn lời chào nào nữa không nhỉ?

Sao lại không chứ?

Chúng ta, thêm một lần nữa, nói với tất cả mọi người: Xin chào!..


— Chào, chào mừng, xin chào... — Thằng Phê-đi-a bè giọng ra nhại. — Chắc nó đang nghĩ là hóm hỉnh lắm. Mẹ nó!


Tôi phì cười, còn Cla-ra lấy hai ngón tay bịt lỗ tai, nhăn mặt lắc đầu lia lịa, nhưng miệng cũng cười, còn tươi nữa.


Ra thằng Phê-đi-a chửi thằng Lu-ka.


Tiếng trong mi-crô đúng là thằng Lu-ka lớp tôi, — "bãi phân" ban nãy chắc là thằng Phê-đi-a nhìn thấy thằng này ra dẫn chương trình.


Thằng Giê-nhi-a thì không nói gì, chỉ cười nửa miệng, trở người ngồi lại cho thoải mái, chân co chân duỗi, dựa vào tường, ngước mắt nhìn trần nhà, đọc khe khẽ, chậm rãi, từng câu ngắn, như đang đọc truyện:


— Mùa hè bay qua như sao chổi rực rỡ. Lá cây ngậm ngùi, lẳng lặng vàng đi. Kỳ nghỉ hết rồi. Chỉ có chim là còn nấn ná chưa chịu bay đi. Và điệu Van-xơ thân thuộc ngân lên, gọi các cô bé, cậu bé, đến với "Chiếc Thước Kẻ Ngày Hội"...


Mắt nó nhướng lên như đang suy ngẫm, hai bàn tay hơi xòe ra như phân bua, rồi nó nhún vai:


— Đấy mới là ngôn ngữ của Pút-skin, tiếng mẹ đẻ của chúng ta!


Từ ngoài cửa sổ vẳng vào một giọng nói khác:


... đến với tri thức, là người bạn lớn, người thày,

Một người gần gũi và tốt bụng, gần gũi và cởi mở,

Gần gũi và nghiêm khắc, nhưng lại rất vui tính,

Một người gần gũi, cùng với nụ cười, những câu chuyện vui,

Và những bài hát...


Cla-ra nghiêng đầu lắng nghe, hỏi:


— Ai đấy?


Thằng Phê-đi-a thong thả tường thuật:


— Bốn bề núi non bao phủ... giữa là đồng bằng... có sông chảy qua... địa thế hiểm yếu, phong cảnh diễm lệ... đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa... giao thông tiện lợi...


Thấy Cla-ra nhăn nhó đưa mắt nhìn mình, thằng Giê-nhi-a nhoẻn cười, phát âm kéo dài ra, giống như thì thầm, như muốn nhắc bằng môi:


— Aaai...-đaaa...


Ai-đa là một chị học năm trên.


— Chân hơi to mất rồi! — Thằng Phê-đi-a càu nhàu, rời cái ống nhòm, đưa nó cho thằng Mê-chi-a, dặn. — Lúc nào đến thày I-go hẵng gọi.


Thày I-go là hiệu trưởng trường tôi, một người trí thức thông thái và vui tính; nhưng sức khỏe thày không được tốt, thỉnh thoảng, thày lại phải nghỉ để đi chữa bệnh; những lúc ấy, mọi việc ở trường đều do một tay cô hiệu phó Xô-phi-a quán xuyến; cô Xô-phi-a trông như diễn viên điện ảnh, xinh lắm; chúng tôi đều rất yêu quý cả hai người họ.


Từ bên ngoài vẳng vào tiếng đàn pi-a-nô chơi một đoạn nhạc nhanh nhẹn và vui tươi, rồi một giọng nam, trẻ con, phấn khởi, hăng hái, và trong trẻo cất lên, đây là phiên bản đài phát thanh, giai điệu rộn ràng:


"Từng nét chữ xinh xinh thẳng hàng

Ngòi bút viết theo tay nhịp nhàng

Điều hay ấy chúng em được biết..."


Chắc là bọn lớp một sắp được giáo viên chủ nhiệm dắt ra...


(Còn nữa)

Mới có mỗi một bạn phát biểu (không tính facebook),

Anonymous bi bô...

Your own wrіte-up featuгes estаbliѕhed necesѕary to us.
It’s гeally usеful and yοu reаlly are obvіously very eхperiеnceԁ in this region.
You рossess oρеneԁ οur eye
in order to varying views on thіs subject matteг along with interesting and strong articlеs.


Here іs my blog post; ambien

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...