Wikileaks lựa chọn Tổng Thống Nga

Trong khi nhiều người ở nước Nga và phần còn lại của thế giới cố đoán xem Đi-mi-tờ-ri Mét-vê-đép và Vla-đi-mia Pút-tin sẽ làm gì trong chiến dịch bầu cử Tổng Thống vào năm 2012, thì Wikileaks đã biết trước mọi việc.


Sự trở lại của Vla-đi-mia Vla-đi-mia-rô-vích Pút-tin như Tổng Thống nước Nga là một chuyện không thể không xảy ra. Đó là điều mà các khoa học gia chính trị Nga đã chia sẻ cùng các nhà ngoại giao Mĩ. Việc đã hầu như tường minh là các cử tri Nga sẽ phải chọn giữa một trong hai ứng viên Tổng Thống chính, vào năm 2012. Và phe đối lập nghị viện với gương mặt của Ghen-na-đi Dui-ga-nốp, Vla-đi-mia Gi-ri-nốp-xki và những người khác sẽ ra đi với tỷ lệ phần trăm phiếu nhỏ xíu thông thường của họ.


Pút-tin đã làm một quyết định tinh tế. Ông đã dành cho nước Nga một vị Tổng Thống hào phóng, người đã bận tâm với chương trình đổi mới và những sự cách tân mang tính chất kỹ thuật. Nước Nga đã không có thành công lớn trong chính sách đối ngoại trong tám năm gần đây. Mét-vê-đép chủ trương quan hệ thân thiện với phương tây, nhưng nước Nga đã không đạt được bất cứ điều gì trong các cuộc hội nghị trong khuôn khổ G8 và Liên minh Châu Âu.


Nhưng dù sao, Mét-vê-đép cũng chia sẻ một góc độ khác. Ông chắc chắn là trong thời gian ông làm Tổng Thống Nga, ông sẽ điều hành đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính và tẩn đến nơi đến chốn Gru-di-a, kẻ đã tấn công Nam Ô-sét-chi-a vào tháng Tám năm 2008. Nhưng cần phải nhớ đấy chính là Pút-tin và Bộ trưởng Tài chính (một thành viên trong nhóm của Pút-tin), là người đã xúc tiến ý đồ sử dụng vàng và tiền dự trữ để tránh sự sụt giá của đồng rúp Nga như chuyện đấy đã xảy ra vào năm 1998.


Mét-vê-đép đã nói trong cuộc phỏng vấn gần đây với Thời báo Tài chính là ông có ý định tranh cử, mặc dù ông đã thêm là ông không chuẩn bị chạy đua với Pút-tin. Mét-vê-đép nhận thức được việc ông vẫn là nhân vật số 2 sau Pút-tin.


Còn với Pút-tin, ông đã bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử của mình từ ngay sau khi Mét-vê-đép bước vào văn phòng Tổng Thống vào năm 2008. Ông có một nhóm mạnh cùng với mình, gồm Ngoại Trưởng Xéc-gây La-vrốp, Người Phát Ngôn Đum-ma Bô-rít Gri-dờ-lốp, và nhiều người khác. Nếu Mét-vê-đép muốn giữ văn phòng của mình vào năm 2012, ông sẽ phải thực hiện những thay đổi nội các quan trọng.


Vla-đi-mia Pút-tin như là Tổng Thống Nga vào năm 2012 hầu như là một tiên đề.


Sinh ở Lê-nin-grát (Xanh Pê-téc-bua bây giờ), Pút-tin là con của một người thủy thủ và một nữ công nhân. Trong tấm ảnh này, chụp vào năm 1966, đại ca khoảng 14 tuổi.
Năm 1983, Pút-tin lấy Lút-mi-la Skrép-nhê-va. Họ có hai con gái, Ma-ri-a (đang được bế trong ảnh, chụp vào năm 1985), và Ê-ka-tê-rin-na.
Từ năm 1976 đến năm 1990, Pút-tin phục vụ trong chi nhánh tình báo nước ngoài của cơ quan tình báo Xô-viết. Đa số những năm đó, đại ca hoạt động ở Đức.
An-na-tô-li Sốp-chắc, thị trưởng Xanh Pê-téc-bua, đã cho Tổng Thống tương lai của nước Nga công việc đầu tiên trong lĩnh vực chính trị: Cố vấn chính trị quốc tế.
Năm 1998, Pút-tin được Tổng Thống Nga Bô-rít En-xin cất nhắc để điều hành FSB (hậu duệ của KGB). Khi En-xin từ chức ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình, Pút-tin đã được chọn làm Quyền Tổng Thống, việc này đã đưa đại ca vào một vị trí lý tưởng để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sau đó.
Ngày mùng 7 tháng Năm năm 2000, Pút-tin đã tuyên thệ trong buổi lễ nhậm chức trong điện Krem-linh, trở thành Tổng Thống thứ hai do dân bầu nên trong lịch sử nước Nga.
Mặc dù được cho là có những mối quan hệ nồng hậu với các nhà lãnh đạo đồng nhiệm trên thế giới, trong đó có tổng thống mĩ Gioóc-giơ Bút, Pút-tin vẫn mâu thuẫn với phương tây về các vấn đề như tự do ngôn luận, giá dầu mỏ, và tiếp tục cuộc chiến của Nga ở Trét-xnhi-a.
Tổng Thống Nga chuẩn bị trả lời các câu hỏi Internet trực tuyến vào năm 2006.
Một phụ nữ Xtáp-rô-pôn xem chiến dịch vận động của Pút-tin cho đảng Nước Nga Thống Nhất của đại ca vào tháng Mười Một. Dưới sự lãnh đạo của đại ca, Krem-linh đã mở rộng tầm ảnh hưởng tới những khu vực "khó bảo".
Một người hâm mộ Pút-tin ngồi dưới áp-phích người anh hùng của mình. Dòng chữ ở ngực áo cô: "Tôi muốn Pút-tin."
Tổng Thống Nga đang lắng nghe ý kiên các lãnh đạo vùng trong cuộc họp ở thành phố Tui-men, Xi-bê-ri.
Pút-tin đã triển khai nhiều kỹ thuật để dập tắt sự phản đối các quy tắc của mình. Trong ảnh: cảnh sát chống bạo động phá vỡ một cuộc biểu tình năm 2007 chống lại Tổng Thống và các chính sách của đại ca.
Mặc dù không khoan nhượng đối với những sự bất đồng quan điểm, nhưng Pút-tin giành được sự ủng hộ ở mức độ cao của người dân nước Nga. Kết quả trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông dao động ở khoảng 75%.
Tổng Thống Nga duyệt Đội Danh Dự Krem-linh.
Những người bán hàng bán những con búp bê gỗ Ma-tờ-ri-ốt-sca với khuôn mặt của các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Pút-tin phát biểu trong Gian A-lếch-xan-đrốp-xki, trong điện Krem-linh, nơi đại ca thường xuyên đón khách nước ngoài và các kiểu chức sắc khác.
Những chiếc ti-vi trong một cửa hàng điện tử ở Mát-xcơ-va phát bài phát biểu thường niên của Tổng Thống.
Vào tháng Mười Hai, nước Nga đã tổ chức cuộc bầu cử lập pháp và đảng của Pút-tin, Đảng Nước Nga Thống Nhất, đã giành 64% số phiếu bầu, kiếm cho mình 315 trong số 450 ghế.
Một phụ nữ Nga trẻ trong một cuộc mít-tinh ở Quảng Trường Đỏ. Chữ trắng trên má phải: Pút-tin.
Tổng Thống Nga đi săn và câu cá.
Pút-tin thị sát trường bắn tại trụ sở mới của GRU, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nga.
Một nhóm thanh niên đi với Tổng Thống trong Ngày Thống Nhất, tháng Mười Một năm 2006.
Mặc dù Pút-tin tuyên bố sẽ mãn nhiệm sau nhiệm kỳ thứ hai của mình, nhưng đại ca đã bày tỏ một mong muốn rõ ràng muốn tiếp tục các hoạt động chính trị.

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...