Ai đã giết ông Mút-đờ-rốp (Bản đẹp đầy đủ)






AI ĐÃ GIẾT ÔNG MÚT-ĐỜ-RỐP






Gậy thứ bảy đánh tới thì người tự động lướt sang trái một quãng.


Gậy lại đánh hụt, nhưng liền lạc, không ngắt quãng, đảo một vòng meo méo lấy đà và chuyển hướng, tức khắc toàn lực đập thẳng xuống...


Thân người từ đầu vẫn bất động, — duy có chân di chuyển, — bất ngờ vận động.


Chân phải lùi xéo một bước, người quay phải, nửa thân người phía trên ngửa ra, tay phải đưa lên...


Đầu gậy đập mạnh xuống, nếu đập vào vật cứng, sẽ gãy vỡ — gậy vỡ, hoặc vật vỡ, có thể cả hai, — nếu không gãy vỡ, ít nhiều sẽ nảy lại; nếu đập vào vật mềm, sẽ ít nhiều dao động tiếp theo hướng đập tới.


Nhưng đầu gậy không gãy vỡ, không nảy lại, cũng tuyệt đối không dao động tiếp.


Đơn giản nằm im không nhúc nhích.


Nhưng xuất hiện thêm một nòng súng...






"Mọi việc lẽ ra sẽ phải vô cùng tốt đẹp nếu không có sự có mặt thường xuyên của một kẻ hoàn toàn có đầy đủ lý do để trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà động vật học. Đúng thế! Gã trẻ tuổi này vẫn tiếp tục không ngừng đầu độc tâm trạng của tôi. Tôi càng khẳng định rằng việc tôi có ác cảm với anh ta là hoàn toàn chính đáng! Hàng ngày phải thấy mặt anh ta..."


"Ông già này càng ngày càng trở nên bẳn tính. Hàng ngày phải tiếp xúc với ông ấy quả thật là một sự khổ tâm..."






Xác ông giáo sư đã được bác sĩ pháp y đầu ngành — bác sĩ Xê-mi-ôn, một trong những người giỏi nhất, và nổi tiếng là cẩn thận — tiến hành mổ xẻ.


Kết luận:


1. Cái chết của giáo sư Mút-đờ-rốp là hậu quả của một chấn thương nặng do con dao đâm vào mắt trái gây ra.


2. Con dao đã được đâm vào mắt bằng một lực không phải của con người.






"Vậy là có người đã nhận thấy có điểm bất hợp lý, vả lại còn xảo hợp, đầu tiên là từ số liệu ngày tháng ghi trên bia mộ của bố mẹ Trường Văn. Nên họ mới cố công dần dà tìm kiếm thông tin, chắp nối, gắng hình dung lại toàn bộ câu chuyện.


"Ở vào thời điểm ấy, nếu theo tuổi trời, thì Đặng Phi Vũ phải là một ông già đã quá tuổi cổ lai hi, còn Phạm Bảo Tiến Long, như đã nói, kém y chừng sáu, bảy tuổi.


"Nhưng Trường Văn — Phạm Bảo Tiến Long — mà họ gặp khi đó, chỉ trạc trên năm mươi.


"Còn Đào Phi — Đặng Phi Vũ, — cho đến gần lúc ấy, đang là một thanh niên chừng hai lăm, hai bảy tuổi.


"Nên họ gọi nhau là chú, cháu.


"Nhưng để ý rồi, thì để ý kỹ người ta mới nhận ra là những đường nét "ngày xưa" cũng không thật đã thay đổi nhiều...






— Ừ. Người bạn của ông Mát-xchê-ra-xi-an, có một dạo ở quê anh ta người ta nói rất nhiều về công nghệ dịch máy.


"Lúc ấy các nhà quản lý liên quan đến công nghệ máy tính thì đặt vấn đề một cách bài bản là cần phải chuẩn hóa tiếng Việt được sử dụng thông thường rồi trên cơ sở đó mới máy tính hóa nó. Để làm được như vậy thì phải có cơ quan có đủ thẩm quyền và chuyên môn đứng ra chủ trì, tổ chức lấy ý kiến trước tiên là của các chuyên gia ngôn ngữ, rồi đến ý kiến của nhân dân, trước tiên là nhân dân trong nước, rồi đến nhân dân ở ngoài nước. Có đủ ý kiến rộng rãi rồi, bước tiếp theo sẽ quy tụ các chuyên gia hàng đầu về thuật ngữ, từ điển, công nghệ máy tính, lập ra một tiểu ban để tập trung nghiên cứu, nghiên cứu rồi sẽ đưa ra giải pháp, giải pháp sẽ được đem ra thử nghiệm, trên cơ sở thử nghiệm thì sẽ rút kinh nghiệm, rút được đủ kinh nghiệm rồi thì sẽ quyết định thực hiện.


"Còn các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, lúc ấy đang bận bịu với vấn đề người Việt Nam phải tự dịch tác phẩm Việt Nam ra tiếng nước ngoài để quảng bá với nước ngoài..."


— Phị... — Mặt cậu ta đỏ lên, người cậu ta gập lại. — Hố hố hố... Èo, chuyện của chú... hố hố... èo, vỡ xừ cả bụng...


— Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đặt vấn đề là việc dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, dịch xuôi, thì không khó thực hiện. Việc dịch tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, dịch ngược, mới là vấn đề thực sự nan giải, và sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các chuyên gia tin học sử dụng được các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngành ngôn ngữ học. Để làm được như vậy thì hai hội, hội ngôn ngữ học và hội tin học phải có quan hệ thân thiết với nhau, và xã hội cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chúng tôi.


"Còn trên thị trường lúc ấy cũng đã có một số sản phẩm dịch thuật tự động do một số đơn vị nghiên cứu và công ty tin học tự phát triển, thậm chí có đơn vị nghiên cứu ăn lương và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm này đến gần hai chục năm, nhưng chất lượng dịch thuật của những sản phẩm này thực tế hoàn toàn không được tốt cho lắm, và sau một thời gian tương đối dài, vẫn hoàn toàn không có biểu hiện sẽ tiến bộ.


"Những đơn vị mà đã nghiên cứu từ lâu thì chia sẻ kinh nghiệm là đầu tư cho công nghệ dịch máy này tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Và trong khi còn chưa thu lại được đồng nào thì sản phẩm đã bị chê bai liên tục, nên vốn đã bị chững, lại còn chững hơn nữa. Cho nên bây giờ thay vì tập trung làm cho sản phẩm dịch tự động tốt lên thì chúng tôi chuyển sang hướng khác là phát triển từ điển đa ngữ.


"Còn ý kiến của những công ty, chủ yếu mới tham gia, và vẫn đang tiếp tục phát triển sản phẩm dịch máy này thì nói đi nói lại không ngoài hai ý, một là mô tả lại các công nghệ của nước ngoài, hai là mô tả là chúng tôi đã đứng được lên vai người khổng lồ, và đã tìm được ra một cách vô cùng khôn ngoan để đẽo gọt, điều chỉnh, tối ưu, tóm lại là sẽ sáng tạo ra được một bờ vai mới mặc dù vẫn rất khổng lồ nhưng lại hết sức thon thả theo một cách cực kỳ thông minh.


"Nhưng một sản phẩm dịch tự động với chất lượng tốt hơn thì vẫn không thấy đâu. Và đến lúc hệ thống dịch máy của Gú-gồ đưa cả tiếng Việt vào, thì những người đang phát triển dịch máy ở Việt Nam, mặc dù vẫn tiếp tục có ý kiến, nhưng nội tình thì thực ra đều đã cờ trắng tung bay hết cả.


"Vào thời điểm đấy Tam Bạc Vương danh đang nổi như cồn, nhưng không hiểu sao người kia tự nhiên lại rất quan tâm đến chuyện dịch tự động này. Anh ta bảo với hai Bạc Vương kia:


— Tao đẻ ở Hà Nội, giọng tao là giọng Hà Nội chuẩn, cũng là giọng Việt Nam chuẩn. Tao biết mấy ngoại ngữ, còn dùng được một cái để đi học được với chúng mày ở đây. Từ lúc bước chân vào lớp một cho đến lúc tao rủ chúng mày bỏ khoa học đi chơi, tao lúc nào cũng học giỏi nhất lớp...


— Thày bảo mày là đại kiện tướng học gạo...


— Không quan trọng. Tóm lại, trên tổng thể xã hội nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, tình trạng ngôn ngữ của tao nếu xếp vào hàng khá giỏi, thì cũng hoàn toàn không đến nỗi ngoa ngôn, công nhận không?!


— Ờ, cho là thế, thì sao?


— Thế thì tao chính là cái sản phẩm tương đối ổn về tiếng Việt, về ngôn ngữ đây! Còn phải nghiên cứu gì nữa? Bây giờ tao dịch thế nào, tao chỉ cần bảo cái chương trình nó dịch giống như thế, là ổn chứ gì?!


— Há há... tưởng là có phát minh gì! — Các bạn anh ta bèn lăn ra cười. — Làm được thế thật thì còn nói làm đ' gì nữa? Mày có tự sướng, thì cũng vừa vừa hai phải thôi chứ? Há há... Gú-gồ nó chả dịch mẹ nốt cả tiếng quê mày rồi!


Nhưng anh ta nghiêm túc:


— Gú-gồ giỏi tiếng Việt thế đ' bằng tao? Tao nói thế, là đã nghĩ ra cách làm rồi!


"Anh ta mất hút, suốt một thời gian không xuất hiện. Rồi anh ta làm ra một chương trình dịch máy, dịch tự động, thật. Anh ta đặt tên nó là me(), và đưa lên mạng cho mọi người sử dụng miễn phí.


"Có một chuyện đáng buồn là trong lúc chương trình trên mạng được đông đảo người dùng đón nhận thì lại xuất hiện một số nỗ lực lội ngược dòng rất lạ. Ví dụ điển hình nhất là có những người sử dụng đã đưa giới thiệu chương trình me() lên từ điển mở wikipedia tiếng Việt, nhưng đội ngũ bảo quản viên của trang wikipedia tiếng Việt này lại phân công nhau tìm mọi cách để xóa hết tất cả những đề mục có liên quan đến chương trình này đi.


Bạc Vương, khi biết những chuyện này, chỉ cười buồn: "Ùh, chúng ta thế cho nên mới thế."


"Mặc dù đã có những chuyện này, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, hầu như tất cả đồng hương của anh ta, khi nói đến dịch tự động, thì mặc định là sử dụng chương trình me().


"Chương trình này không chỉ có thể dịch tiếng được gần gần giống như anh ta dịch, mà thực chất, nó có thể dịch tiếng được gần gần giống như bất kỳ ai là người dạy nó. Và ai, chỉ cần tìm hiểu một chút, cũng đều có thể dạy nó được. Và những phiên bản đã dạy này còn có thể người này đem trao đổi với người kia dưới dạng tập tin dữ liệu có thể cập nhật nóng cho chương trình.


"Và..."


Ông nắm bàn tay phải, ngón cái giơ lên:


— Mọi người đều nói, là nó thực sự giỏi tiếng Việt hơn Gú-gồ!






Download bản đầy đủ truyện "Ai đã giết ông Mút-đờ-rốp" cho tủ sách của Chương trình me() (300KB):

http://www.mediafire.com/?z5a7ki337wvdjhx

http://www.megaupload.com/?d=W452XM6A


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của Chương trình me():

http://philong58.blogspot.com/2010/08/lac-giua-am-dieu-hanh.html

Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...